Hồ Xuân Hương Đà Lạt được nhắc đến như biểu tượng của thành phố. Nhắc đến Đà Lạt, dường như ai cũng biết hồ, thác trong xanh là cảnh quan đặc biệt phổ biến tại Đà Lạt mộng mơ. Ở xứ sở ngàn hoa của Nam Tây Nguyên, mỗi địa danh hồ thác, dù xuất xứ nhân tạo hay tự nhiên, đều mang những nét riêng thú vị - thơ mộng và trữ tình. Với người dân bản địa cùng nhiều du khách yêu Đà Lạt, hồ Xuân Hương mang vị thế “biểu tượng” cho trung tâm phố núi.
1. Đôi nét về hồ Xuân Hương Đà Lạt
Hồ Xuân Hương Đà Lạt có hình dáng trải dài tựa bán nguyệt, bao phủ khoảng diện tích trên 30ha, chu vi gần 5km. Hồ có địa thế ‘đắt giá,’ nằm liền kề 2 nhánh đường trung tâm của Đà Lạt. Bốn mặt giáp với vô số địa chỉ du lịch hút khách ở nội thành Đà Lạt. Về tổng thể diện mạo, hồ Xuân Hương mang một cảm nhận nét đẹp đằm thắm đặc thù, với cảnh sắc sông nước yên ả, nên thơ.
Vẻ đẹp trong xanh của Hồ Xuân Hương Đà Lạt
Từng cặp đôi đi dạo quanh hồ tạo nên khung cảnh lãng mạn
Hàng thông, liễu rũ cùng những bờ cỏ ‘điểm xuyết’ nhẹ nhàng nối tiếp, càng làm tăng thêm tính nền nã, tươi duyên của không gian. Hồ có thể không quá rộng, cảnh vật không trải dài ‘ngút’ mắt. Nhưng một khi đã trực tiếp thưởng ngoạn, chắc chắn bạn sẽ thấy khó dứt được, cứ muốn lặng nhìn nơi đây gần hơn, lâu hơn.
Xuân Hương thơ mộng là chốn lui tới thường xuyên của rất nhiều người dân trong vùng, lẫn du khách thập phương trong các tour Đà Lạt 3 ngày 2 đêm, 4 ngày 3 đêm,... để khám phá trung tâm phố núi sầm uất.
Cẩm nang du lịch Đà Lạt tự túc: chi tiết những điều cần biết
Những ai đã một lần đi du lịch Đà Lạt chắc chắn sẽ nhớ mãi thành phố xinh đẹp này và muốn quay lại đây thêm nhiều lần nữa. Đà Lạt luôn hấp dẫn trong mắt du khách theo từng
2. Lịch sử hồ Xuân Hương Đà Lạt
Nhắc đến một Đà Lạt trữ tình, về phương diện văn hóa - du lịch lẫn thơ ca nhạc họa, cái tên ‘hồ Xuân Hương’ bấy lâu đã được xem như “đại diện” hình ảnh rất đỗi quen thuộc. Hầu như ai đi du lịch Đà Lạt 3 ngày hay 4 ngày, họ đều dành thời gian để đi dạo quanh khu vực hồ như một thói quen. Thực tế, đây chính là công trình hồ nhân tạo lâu đời nhất của phố núi.
Khoảng đất nơi tồn tại hồ Xuân Hương trước kia chỉ là dãy đầm trũng bạt ngàn. Thấy được tiềm năng về địa thế - cảnh quan, công sứ Pháp Cunhac lúc bấy giờ mới đề nghị dẫn nước từ suối Cam Ly gần đó, ngăn đập tạo hồ. Công trình hồ Xuân Hương được khởi công năm 1919, với tên tiếng Pháp cũ là Grand Lac (“Đại Hồ”). Qua 5 năm, chính quyền thuộc địa quyết định làm thêm một con đập thứ hai, ‘tách’ cụm hồ chung thành 2 hồ nhỏ hơn. Không may thay, Đà Lạt phải “hứng chịu” cơn cuồng phong lớn năm 1932, gây thiệt hại đến bộ đôi công trình. Ít lâu sau, con đập cũ được trùng tu lại hoàn toàn, tạo dựng với chất liệu đá vững chãi hơn.
Đến năm 1953, nhà báo Nguyễn Vỹ - Chủ tịch Hội đồng thị xã Đà Lạt thời đó đã chuyển tên hồ từ tiếng Pháp sang tiếng Việt gọi là hồ Xuân Hương. Tên gọi không chỉ nói lên vẻ đẹp thơ mộng mà còn gợi nhớ đến nhà thơ Hồ Xuân Hương nổi tiếng. Ngày nay đoạn đập nước trên chính là cầu Ông Đạo, thuộc cung đường Lê Đại Hành, được xem như “tiền cảnh” của hồ Xuân Hương.
Hồ nước xinh đẹp từ lâu đã gắn liền với thành phố Đà Lạt
Lịch sử xây dựng hồ Xuân Hương bấy lâu gắn liền cùng lịch sử phát triển của xứ sở sương mù Đà Lạt. Vẻ đẹp duyên dáng - ‘xanh trong như ngọc’ của hồ đã đi vào thơ nhạc, lẫn vang xa tiếng tăm; xứng đáng là điểm nhấn đẹp tiêu biểu cho cả thành phố.
3. Trải nghiệm vui chơi, thưởng ngoạn
3.1. Sáng sớm ở hồ Xuân Hương
Đi Đà Lạt hành trình thường bắt đầu từ đêm khi lên đến nơi là khoảng sáng sớm. Lúc này du khách có thể ngắm cảnh hồ Xuân Hương vào lúc sáng sớm vô cùng bình yên. Sáng sớm, Đà Lạt vắng người, hồ Xuân Hương cũng vắng người. Du khách rất ngại ra đường vào giờ này vì cái lạnh như cắt da cắt thịt của nơi đây. Hồ Xuân Hương mờ ảo trong sương mù sáng sớm. Điều khiến bạn kinh ngạc nhất chắc là hình ảnh những cụ ông cụ bà tập thể dục quanh hồ bất chấp thời tiết khắc nghiệt. Chắc chắn bạn sẽ tự hỏi "sao họ có thể chịu được cái lạnh ấy?".
Khung cảnh ấy gần gũi, đậm chất Đà Lạt như tăng thêm hứng khởi, thôi thúc du khách khám phá thành phố này. Tuy nhiên, nếu bạn đi tour Đà Lạt lễ 30/4 hay các dịp đông khách khác, bạn sẽ thấy khu vực hồ Xuân Hương sáng sớm sẽ nhộn nhịp hơn thường ngày.
Sáng sớm ở hồ Xuân Hương
Hình ảnh cụ bà tập thể dục bên hồ
3.2 Hoàng hôn lãng mạn hồ Xuân Hương
Cuối ngày, hồ Xuân Hương như được nghỉ ngơi sau những giờ đông đúc du khách tham quan. Dù bạn đi Đà Lạt vào tháng mấy cũng sẽ có cơ hội ngắm mặt trời dần khuất bóng để lại những tia nắng cuối cùng le lói qua ngọn thông xanh. Hồ Xuân Hương lúc này đẹp lãng mạn đến lạ thường. Mặt hồ yên ắng in bóng nắng. Ánh hoàng hôn lan tỏa khắp không gian, sắc vàng, sắc xanh hòa trộn vào nhau. Người ta gọi đó là thu Đà Lạt. Nếu buổi ngày người ta hối hả, chen nhau chụp ảnh thì chiều cho đến đêm là thời gian tâm tình, trò chuyện, tay trong tay của các đôi tình nhân.
Hồ Xuân Hương yên bình, huyền ảo buổi hoàng hôn
Nên đi du lịch Đà Lạt vào tháng mấy, mùa nào là đẹp nhất và nở rộ hoa
Du lịch Đà Lạt với vẻ đẹp thơ mộng của mình luôn khiến những lữ khách phương xa ngất ngây mỗi lần ghé qua. Người ta nói Đà Lạt mùa nào cũng đẹp, tháng nào cũng xinh. Có thật là
3.3 Điểm tham quan gần Hồ Xuân Hương
Hồ Xuân Hương “bao bọc” gọn gàng cả một đoạn dài đường Trần Quốc Toản, nơi nối liền rất nhiều địa danh du lịch lâu đời và nổi bật trong nội thành Đà Lạt. Thiếu danh thắng hồ đẹp này, chắc hẳn hình ảnh xứ hoa Lâm Đồng sẽ thiếu đi muôn phần sự lãng mạn, trữ tình.
Gần bên hồ, lôi cuốn hàng đầu, gồm một số điểm đến lâu đời: đồi Cù, công viên Yersin, nhà hàng Thủy Tạ, Vườn hoa Thành phố, Ốc đảo Bích Câu, Cafe Thanh Thủy, và đông đúc nhất, vẫn là chợ Đà Lạt. Xuất phát hay ngang qua trục đường ven hồ, du khách còn có thể ghé thăm phong phú địa chỉ giải trí, nhà hàng, khách sạn, quán xá lớn nhỏ với đủ loại hình dịch vụ hấp dẫn. Đặc biệt, nếu muốn dành thời gian nhiều hơn để thưởng thức cảnh sắc Xuân Hương, bạn nên thử qua các hoạt động lý thú như: câu cá, cưỡi ngựa, thuê xe ngựa, chạy xe đạp đôi thăm quan quanh hồ..
Cafe Thanh Thủy
4. Khách sạn gần hồ Xuân Hương Đà Lạt
Gần hồ Xuân Hương có khá nhiều khách sạn chất lượng, từ khách sạn 1 sao đến khách sạn 2 sao Đà Lạt. Lưu trú những khách sạn này rất tiện lợi để du khách di chuyển tham quan các điểm trung tâm Đà Lạt. Bạn có thể tham khảo một số khách sạn như:
- Khách sạn Thắng Lập Đà Lạt
- Địa chỉ: 33/15 Hồ Tùng Mậu, Phường 3, Đà Lạt
- Giá phòng: từ 200.000đ/ đêm
- Khải Ngọc Hotel
- Địa chỉ: Hẻm 33, Hồ Tùng Mậu, phường 3, Tp. Đà Lạt
- Giá phòng: từ 200.000đ/ đêm
- Khách sạn Thắng Lợi Đà Lạt
- Địa chỉ: 65 Đường 3/2, Tp. Đà Lạt
- Giá phòng: Từ 300.000đ/ đêm
- Khách sạn 2 sao Quỳnh Như Đà Lạt
- Địa chỉ: 84 Nguyễn Chí Thanh Đà Lạt
- Giá phòng: 300.000đ/ đêm
5. Chụp ảnh ấn tượng ở hồ Xuân Hương
Không cần nói gì nhiều chỉ cần chụp một bức ảnh ở hồ Xuân Hương là ai cũng có thể nhận ra bạn đang du lịch Đà Lạt. Vậy mới thấy được hồ Xuân Hương là điểm check in hot đến như thế nào. Theo kinh nghiệm du lịch Đà Lạt, thời gian đẹp nhất để chụp ảnh đẹp ở hồ Xuân Hương là buổi sáng mờ sương hoặc buổi chiều.
Cảnh hồ tuyệt đẹp với mặt nước trong êm đềm, những hàng thông xanh, đôi khi là phượng tím, anh đào nở rộ... sẽ cho bạn những bức ảnh thật ấn tượng. Đâu chỉ có du khách mà cả những cặp vợ chồng sắp cưới cũng chọn địa điểm này cho bộ ảnh cưới của mình. Hãy cùng chiêm ngưỡng những bức ảnh tuyệt đẹp được chụp ở hồ Xuân Hương.
Nhiều bạn gái rất thích chụp ảnh ở hồ Xuân Hương
Hồ Xuân Hương cho ra đời những bức hình đầy dễ thương
Ảnh cưới tại hồ Xuân Hương
Vẻ đẹp lãng mạn
Khoảnh khắc ấn tượng
Hồ Xuân Hương Đà Lạt hiện hữu suốt trăm năm, tựa “đóa hoa” quý giá, nổi bật giữa lòng thành phố. Cảnh quan thơ mộng, trong lành, cùng đa dạng hình thái trải nghiệm thưởng ngoạn, tạo nên sức hút đặc trưng ở danh thắng này. Có dịp đi Đà Lạt tham quan các điểm đến ở nội thành thành phố, bạn đừng quên một lần ghé dạo quanh hồ Xuân Hương, trực tiếp chiêm ngưỡng vẻ tươi đẹp ấn tượng của điểm tham quan này nhé.