Quy tắc viết đúng chính tả

Hai từ giày hay giầy đúng chính tả? Hai từ dang tay hay giang tay sử dụng từ nào là đúng? Dì hay gì chính xác nhất? Mời các bạn cùng tìm hiểu các ví dụ sau đây hiểu rõ cách dùng chính xác các từ này.

Giày hay giầy, dang tay hay giang tay, dì hay gì?

  • Giày hay giầy đúng chính tả?
  • Dang tay hay giang tay là đúng chính tả
  • Dì hay gì đúng chính tả?

1. Giày hay giầy đúng chính tả?

Hiện nay trên thế giới không có bất kỳ một bảng ngữ nào có nhiều cách viết như bảng ngữ Tiếng Việt. Có lẽ vì dùng quá nhiều nguyên âm và phụ âm có phần giống nhau về mặt phát âm, không khác nhau mấy khi đọc lên mà vô tình chúng ta tự làm khó mình trong việc viết đúng chính tả và trường hợp của hai từ "Giày/giầy" là chính xác nhất mời các bạn tìm hiểu cụ thể sau đây.

Giải Quyết vấn đề:

"Giày" sẽ là từ đúng nha các bạn dùng từ "Giày" là một danh từ để chỉ cho một vật dụng của con người nhằm bảo vệ đôi chân trong các hoạt động khác nhau, ngoài ra còn là một món đồ thời trang không thể thiếu. Như vậy từ "giày" sẽ là từ đúng chính tả và được sử dụng cho chương trình học cũng như trong từ điển Việt.

Còn lại từ "Giầy" sẽ là từ sai chính tả nhé. Từ "Giầy" là do phát âm giọng vùng miền gây ra thói quen đọc sao viết giống vậy. Cho nên đừng để việc phát âm ảnh hưởng đến chính tả của các bạn, nếu như có thói quen và quan điểm sử dụng từ "Giầy" các bạn hãy lưu ý chỉnh sửa lại nhé!

Trong truyền thuyết "Bánh chưng bánh giầy" thì từ bánh giầy là viết đúng chính tả (có người viết sai thành bánh dầy hay thậm chí bánh dày) là một loại bánh truyền thống của người Việt Nam nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên và đất trời xứ sở. Bánh thường được làm bằng gạo nếp giã thật mịn, có thể có nhân đậu xanh và sợi dừa với vị ngọt hoặc mặn. Bánh thường được làm vào dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền và vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch (ngày Giổ tổ Hùng Vương).

2. Dang tay hay giang tay là đúng chính tả

Đây là một lỗi sai phổ biến, bởi sự lẫn lộn giữa 2 vần "D/gi", lỗi sai này rất khó để nhận ra khi chúng ta phát âm, bởi vì chúng đồng âm với nhau. Do vậy chỉ khi chúng ta viết ra, và diễn giải nghĩa của chúng một cách cụ thể, mới có thể nắm bắt được cách sử dụng chính xác, mời các bạn cùng tìm hiểu sau đây

Giải Quyết vấn đề:

Từ "dang" sẽ được hiểu và xem là từ đúng chính tả nhé các bạn. Ở đây từ "dang" là một động từ mang nghĩa rộng mở, về nhiều phía

VD: Cánh chim dang rộng, dang cánh tay ôm lấy

Ngoài ra còn được hiểu theo các nghĩa như dang ra(đứng sang một bên) hoặc dang nắng, dang mưa(phong trần ngoài nắng mưa, kiểu bất chấp không cần gì che chắn)

Còn từ "giang" sẽ là từ sai chính tả và không có nghĩa. Những bạn có thói quen và quan điểm sử dụng từ ''Giang tay'' thì cần xem lại và khắc phục lỗi chính tả nhé các bạn.

Kết luận

  • Từ đúng là “dang tay”.
  • Từ còn lại “giang tay” là từ chưa được sử dụng đúng, không có trong từ điển Tiếng Việt.

3. Dì hay gì đúng chính tả?

Đối với vần "D/gi" là một trong những trường hợp dễ mắc lỗi chính tả nhiều nhất. Vì đây là 2 từ đồng âm nên dễ gây nhầm lẫn trong Tiếng Việt.

Xin gửi đến các bạn thêm một trường hợp nữa để các bạn hiểu rõ hơn, về cách sử dụng cũng như nhiều lỗi chính tả hơn để các bạn xem mình có mắc phải không mà sửa đổi lại thói quen viết nhé. Cụ thể ở đây sẽ nói đến hai từ "Dì/gì" là đúng chính tả?

Giải quyết vấn đề:

Về hai từ trên, chúng đều là từ có nghĩa và sau đây sẽ giải thích từng từ để các bạn sử dụng cho đúng trường hợp nhé!

“Dì” và cách sử dụng của “Dì”

  • Trong Tiếng Việt “Dì” là đại từ dùng để gọi em gái hay chị gái của mẹ. Hoặc các chị/anh rể dùng để gọi em gái hay em gái của vợ đã lớn.
  • Từ "Dì" tức chỉ người trong dòng họ, là người nữ và là em/chị gái của mẹ. Người cháu khi được người mẹ sinh ra sẽ gọi những chị em ruột của mẹ là "dì". Và "dì" là thuộc dòng họ ngoại.
  • Thậm chí ở Huế thì “Dì” còn được sử dụng là cách xưng hô với những người phụ nữ lớn tuổi hơn mình để thể hiện sự tôn trọng.
  • Còn trong một hoàn cảnh khác thì “Dì” là cách xưng hô mà người con dùng để gọi vợ lẽ của bố.

VD: Nhân gian ta có câu tục ngữ "Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì"

“Gì” và cách sử dụng của “Gì”

  • Còn từ "gì" là một từ đa dạng trong Tiếng Việt
  • Có thể là đại từ, dùng để chỉ một sự vật, hiện tượng, con người khi chưa biết hoặc biết không rõ (Thường là câu hỏi)
  • VD: Cái gì đây? Bạn tên là gì? Đã làm được những việc gì? Gì thế?
  • Ngoài ra nó còn mang nghĩa là phủ định, dùng để nhấn mạnh cho câu bác bỏ hoàn toàn ý khẳng định.
  • VD: Từ đây đến đó có xa gì! Cô ta chẳng lấy gì làm đẹp! Không ai ghét bỏ gì anh ta!

----------------------------------------------------

Các em học sinh tham khảo Quy tắc chính tả phân biệt l/n, ch/tr, x/s, gi/d/, c/q/k, i/y viết và nắm chắc các cách dùng từ chính xác trong Tiếng Việt.